ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG HÀN
Trong quá trình hàn,rất dễ xảy ra biến dạng. Do sự dãn nở về nhiệt,
do vật liệu và do kỹ thuật hàn.Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân,hiện tượng và giải pháp khắc phục
sự biến dạng này...
Các bạn có thể đọc thêm tại đây
Ứng suất và biến dạng hàn
Nguyên nhân gây ứng suất và biến dạng hàn
Hiện tượng:
Mang một thỏi thép kẹp vào hai đầu kìm cố định rồi nung nóng, do
tính giãn nở nhiệt nên thỏi thép có xu hướng nở ra. Vì bị cố định nên thỏi
thép không giãn ra đuợc, nó bị nén và phía trong thỏi thép có ứng suất nén
Thỏi thép bị nén.
Bây giờ lại để một thỏi thép khác tự do và mang nung nóng. Thỏi
thép sẽ giãn dài ra.Khi không nung nóng nữa ta kẹp nó vào 2 đầu kìm cố định. Để
thỏi thép nguội đi nhanh chóng, nó có xu hướng bị co lại nhưng lại bị các đầu
kìm giữ chặt.
Kết quả là trong thỏi thép sinh ra ứng suất kéo. Khi ứng suất này
vợt quá cường độ chịu kéo của bản thân thỏi thép nó sẽ bị đứt hoặc gãy.
Mô tả hiện tượng này.
Thỏi thép bị kéo.
Nếu nung một một thỏi thép khác bị kẹp bởi 2 đầu kìm khi nhiệt độ
vợt quá 1000C bỏ một đầu kìm ra. Thỏi thép sẽ nguội đi và co lại một cách tự
do, khi nó đã hoàn toàn nguội ta thấy chiều dài của nó giảm so với ban đầu.
Hiện tượng đó gọi là biến dạng.
Biến dạng của thỏi thép sau nung.
Nguyên nhân:
Liên hệ các hiện tượng trên với quá trình hàn thấy:
Khi hàn phải nung nóng cục bộ trong một thời gian ngắn.
Nguồn nhiệt trong hàn luôn di chuyển về phía trước, những khối
kim loại mới bị nung nóng, các khối đằng sau nguội đi và dần đồng đều về nhiệt
độ.
Sự thay đổi thể tích ở các vùng lân cận mối hàn diễn ra khác nhau.
Vì các vùng không được nung nóng như nhau.
Tất cả các hiện tượng trên đa đến sự tạo thành nội lực và ứng
suất trong vật hàn.
Vậy nguyên nhân sinh ra ứng suất biến dạng hàn là
1.
Do nung nóng không đều kim loại
vật hàn.
2.
Do các biến đổi cơ cấu vùng gần
mối hàn.
3.
Do độ co ngót đúc kim loại mối
hàn khi đông đặc.
4.
Ngoài các nguyên nhân trên còn
có thể kể đến nguyên nhân: do trong các kết cấu hàn các chi tiết trước khi hàn
được định vị và gá chặt với nhau, vì thế các chi tiết hàn sẽ bị hạn chế giãn
nở nhiệt.
Ứng suất – biến dạng dọc:
Ứng suất tác dụng song song với trục đường hàn gọi là ứng suất
dọc. Nó xuất hiện do sự co dọc mối hàn.
Đặc điểm:
Trị số cực đại của ứng suất dọc đạt đợc khi chiều dài mối hàn
> 500mm.
Các mối hàn có chiều dài 500mm có giá trị ứng suất cực đại
phụ thuộc chiều dài mối hàn (tỷ lệ thuận).
Ứng suất dọc làm kết cấu hàn sai lệch, cong vênh về hình dáng và
kích thước
Ứng suất, biến dạng ngang:
Ứng suất tác dụng vuông góc với trục đường hàn gọi là ứng suất
ngang. Nó xuất hiện do sự co ngang mối hàn đồng thời do sự kẹp chặt chi tiết
hàn.
Đặc điểm
Độ co ngang trong những điều kiện không tốt có thể làm nứt, gãy
liên kết hàn.
Trị số và sự phân bố ứng suất ngang phụ thuộc chiều dày vật hàn,
sự kẹp chặt, và thứ tự bố trí các mối hàn (tỷ lệ thuận).
Trị số ứng suất ngang cực đại tập trung ở phần giữa chiều dài mối
hàn.
Biến dạng góc và cục bộ:
Các biến dạng góc xuất hiện do độ co ngót đúc không đều theo tiết
diện của mối hàn, điều này xảy ra đối với các mối hàn giáp mối có vát mép dạng
chữ V và các mối hàn góc.
Ngoài các biến dạng chung như đã nêu còn có thể xảy ra các biến
dạng cục bộ tại vị trí nhất định nào đó trên kết cấu hàn.
Kết cấu hàn dùng bản mã.
Gân tăng cường đợc bố trí đối xứng.
Các biện pháp giảm ứng suất – biến dạng hàn
Các biện pháp công nghệ khi hàn:
Khi hàn các vật dày, dễ bị tôi cần nung sơ bộ và giảm bớt dòng
điện hàn.
Không nên khống chế phương biến dạng vật hàn. Vì vậy các mối hàn
trong cùng một kết cấu phải có thứ tự hàn phù hợp.
Các đường hàn dài, nhiều lớp cần chia nhỏ (khoảng 250mm/đoạn hàn)
và hàn theo trình tự nhất định.
Có thể dùng biện pháp biến dạng ngược.Dùng đồ gá, cữ chặn khi hàn
các tấm lớn và khi hàn các mối hàn chữ T.
Trình tự hàn các mối hàn một lớp.
Dùng đồ gá, cữ chặn.
Các biện pháp công nghệ sau hàn:
Ủ: sau khi hàn, những vật hàn là thép cacbon có hàm lợng C cao,
gang đợc đem vào lò ủ ở nhiệt độ 550¸ 6000C trong vòng 1 giờ. Phương pháp này
có thể loại bỏ ứng suất d nhiệt.
Gõ nhẹ
sau hàn: sau khi hàn, khi nhiệt độ vật
hàn còn lớn hơn 5000C dùng búa tay đầu tròn gõ nhe, đều vào khu vực xung quanh
mối hàn. Phơng pháp này dùng cho các vật hàn bằng gang.
Nắn
nguội: khi mối hàn đã nguội dùng
ngoại lực tác động vào các vùng bị biến dạng để đạt hình dáng kích thước mong
muốn. Cần hạn chế phơng pháp này vì làm tăng ứng suất d trong kết cấu.
Nắn nóng: dùng ngọn lửa hàn khí tác động và vùng thích hợp của kết cấu làm
kết cấu cân bằng ứng suất trở lại. Phương pháp này đòi hỏi có nhiều kinh
nghiệm.
Chú ý : Dòng điện và kỹ thuật hàn là hai vấn đề chính trong biến
dạng vì vậy các bạ phải để dòng điện thật chuẩn phù hợp với từng vật liệu hàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét