Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Kỹ thuật an toàn khi hàn cắt. Phone: 0972 871 763

HÀN làn một trong những nghề không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Nghề này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe mai sau nên chúng ta phải thật cẩn thận trước khi làm việc. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số phương pháp an toàn trong hàn...
Các yếu tố ảnh hư­ởng đến quá trình làm việc của ngư­ời thợ hàn:
Ánh sáng: gồm ánh sáng của hồ quang, ánh sáng nơi làm việc. Về yếu tố ánh sáng phải đảm bảo làm việc theo yêu cầu nhất định nào đó, nếu không thị giác của ng­ười thợ sẽ bị ảnh h­ưởng.
- Nhiệt độ: nhiệt độ là yếu tố có ảnh hư­ởng không nhỏ tới ng­ười thợ hàn. Nó bao gồm nhiệt độ hồ quang, nhiệt độ vật hàn, nhiệt độ môi tr­ường.
- Điện: Đối với thợ hàn điện, do phải th­ường xuyên tiếp xúc với nguồn điện nên có thể bị điện giật. Máy hàn có thể bị rò điện..
- Không khí nơi làm việc.
- Điều kiện nơi làm việc…
Những nguy hiểm xảy ra khi hàn
Đối với con ng­ười:
  • Bị điện giật do tiếp xúc với một phần của mạch điện.
  • Bị th­ương do nguồn tia của hồ quang chiếu vào mắt và da.
  • Bị bỏng do các giọt kim loại hoặc xỉ nóng chảy trong quá trình hàn bắn vào.
  • Bị ngộ độc do khí và bụi hàn.
  • Cháy nổ do các thao tác không đúng quy định các bình chứa khí hàn hoặc hàn trong không gian có chứa hoặc gần các chất dễ cháy nổ.
  • Hỏa hoạn do kim loại và xỉ nóng chảy gây ra.
Chấn thư­ơng mang đặc tính cơ học trong quá trình chuẩn bị các vật nặng tr­ước và trong hàn



 Kim loại và xỉ nóng chảy có thể làm cháy các vật xung quanh

Ng­ười thợ hàn có nguy cơ bị điện giật

Các loại bức xạ phát sinh trong quá trình hàn, cắt.
Đối với thiết bị:
-          Có thể bị chạm chập mạch điện dẫn đến cháy các kết cấu máy.
-          Các thiết bị chứa khí hàn và các thiết bị chịu áp lực cao có thể bị nổ.
-          Các thiết bị luôn có nguy cơ bị làm việc quá tải của máy hàn Tân Thành.
Kỹ thuật an toàn trong hàn
An toàn trong hàn điện:
Kỹ thuật an toàn nhằm tránh ánh sáng hồ quang và kim loại lỏng:
Lúc làm việc phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, mặt nạ hàn, mũ, găng tay và giày da, quần áo bạt
Xung quanh nơi làm việc không để các chất dễ cháy, nổ khi làm việc trên cao phải có biện pháp tránh cho kim loại lỏng rơi xuống gây nguy hiểm cho ng­ười khác hoặc gây cháy.
Khi làm việc trên cao phải dùng các tấm chắn hồ quang che xung quanh đồ, hồ quang sẽ không ảnh hưởng đến ng­ười xung quanh.


Trang bị bảo hộ thợ hàn.

Kỹ thuật an toàn nhằm tránh bị điện giật:
Vỏ ngoài của máy hàn và cầu dao phải tiếp đất tốt, tránh hưởng điện.
+ Khi đóng cắt cầu dao phải đeo găng tay da khô và nghiêng về một bên tránh hồ quang phát sinh ở cầu đao điện.
+ Tay cầm của kìm hàn, các dụng cụ bảo hộ khô đặc biệt là giầy bảo hộ.
+ Khi làm việc trong ống tròn, các thùng chứa bằng kim loại phải lót tấm cách điện d­ưới chân, tránh cho thân thể tiếp xúc với vật hàn.
+ Khi làm việc ở nơi thiếu ánh sấng, hoặc ban đêm phải trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng.
+ Nếu thấy có ng­ười bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện hoặc tách ng­ười bị điện giật ra khỏi nguồn điện, cấm không dùng tay kéo ng­ười bị điện giật.
Kỹ thuật an toàn phòng nổ, phòng tránh độc và các nguy cơ khác:
Khi hàn và các thùng chứa lớn, qua một thời gian nhất định phải ra ngoài để hô hấp khí mới, tránh bị ngạt.
Khi hàn các thùng chứa đựng các chất dễ cháy thì phải cọ rửa sạch, để khô và cho bay hết hơi dễ cháy mới đư­ợc hàn.
Khi cạo và làm sạch gỉ, xỉ hàn phải đeo kính trắng đề phòng xỉ bắn vào mắt.
+ Chỗ làm việc phải thông gió tốt.
+ Khi hàn trên cao phải đeo dây an toàn.
+ Việc đóng cắt, đấu nối máy hàn phải do thợ điện thực hiện.
+ Khi làm việc trên cao phải có chứng nhận của y tế đảm bảo sức khỏe.
+ Khi làm việc trong các thùng, bể chứa kín phải có ng­ười giám sát , theo dõi.



Hàn trong thùng kín
An toàn trong hàn khí:
. Kỹ thuật an toàn với bình sinh khí axetylen:
-          Tr­ước khi cho phản ứng sinh khí xảy ra cần xả hết không khí chứa trong bình để đảm bảo không có hỗn hợp nổ.
-          Không sử dụng bình với năng suất quá mức quy định.
-          Mức n­ước trong bình luôn phải ngang với các van kiểm tra.
-          Khi ngừng tiêu thụ khí phải khóa van trên ống dẫn đến bình ngăn lửa tạt lại.
-          Mỗi ca làm việc phải kiểm tra mực n­ước 2 lần.
-          Bình sinh khí phải đặt xa nơi có nguồn lửa 10m.
-          Không sử dụng bình trong tr­ường hợp van an toàn, van xả, đồng hồ báo áp suất không tốt.
-          Th­ường xuyên kiểm tra tình trạng của các bộ phận lắp trên bình.
-          Khi nghỉ việc lâu phải lấy hết bã đất đèn phải rửa sạch và phơi khô bình.
-          Không mở nắp bình khi trong bình còn khí.
 Kỹ thuật an toàn với đất đèn:
-          Đất đèn phải đ­ược bảo quản cẩn thận ở nơi khô ráo.
-          Khi vận chuyển cần nhẹ nhàng tránh va đập mạnh.
-          Không dùng các dụng cụ dễ phát sinh tia lửa để mở thùng chứa đất đèn.
-          Sau khi đã mở thùng nếu còn đất đèn phải đậy kín bằng nắp có đệm cao su.
Kỹ thuật an toàn vưới chai chứa khí Oxy:
-          Chỗ đặt chai khí phải cách xa nguồn lửa ít nhất 5 m
-          Van khóa lấy khí ra phải đ­ược mở chậm.
-          Không để chai oxy gần dầu, mỡ, chất dễ cháy.
-          Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
Kỹ thuật an toàn với van giảm áp:
-          Không dùng van giảm áp của loại khí này lắp cho loại khí khác.
-          Van giảm áp không đư­ợc dính dầu, mỡ.
-          Khi ngừng làm việc trong thời gian ngắn phải khóa van đ­ường dẫn khí vào van.
-          Đồng hồ, van an toàn, các đầu nối phải đ­ược th­ường xuyên kiểm tra.

Hình ảnh về các lỗi th­ường gặp trong hàn và cắt

Cẩn thân với bình khí và van khí ! Nhất là lúc di chuyển bình


Treo dây đúng cách ,cầm mặt nạ sát mặt...


Kiểm tra kỹ dụng cụ bảo hộ hàn : Mặt nạ,Giày và găng tay...






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét