Trong khi thực hiện hàn một vật liệu hay một chi tiết sản
phẩm nào đó, dù không muốn nhưng việc xảy ra vật liệu bị biến dạng, mối hàn bị
nứt là điều rất dễ xảy ra nếu người thợ hàn chưa nắm rõ được các kỹ thuật hàn hay
chưa nghiên cứu kỹ sản phẩm để hàn nó.
Đầu tiên khi vật liệu bị nứt thì cần phải xác định nứt mối hàn ở
đâu: Nứt ở chân mối hàn, Nứt ngang mối hàn, Nứt dọc mối hàn, Nứt ở trong tâm mối hàn (có thể không phải ở chính giữa mối hàn hoặc ở giữa một trong các đường
hàn)
Sau đó phân biệt vết nứt : Nứt nóng hay nứt nguội.
1.Nứt dọc mối hàn
Nguyên nhân 1:
Do các tạp chất có nhiệt độ chảy thấp tập trung vào đường
tâm khi đông đặc.
Các nguyên tố tạp chất : Carbon, Chì (PB), Kẽm (Zn), Đồng
(Cu), Phosphorous (P), Lưu huỳnh (S)
Giải pháp:
Sử dụng các loại thép ít tạp chất Hệ số UCS= Universal
Cracking Sensitivity ( tạm dịch là hệ số nứt của mối hàn )
UCS = 230C + 190S + 75P + 45Nb – 12.3 Si - 5.4 Mn – 1
230C + 190S + 75P + 45Nb : tác nhân gây nứt mối hàn
12.3 Si - 5.4 Mn : đại lượng chống nứt trong hệ số nứt
UCS < 10 :”Mối hàn có khả năng chống nứt”
UCS > 30 “Mối hàn dễ nứt”
Không sử dụng các thép tự đông để hàn, Giảm thiểu độ chảy,
Kiểm soát độ ngấu, Thay đổi thiết kế mối hàn. Sử dụng vật liệu có tính hàn cao,
Hàn lớp lót, Sử dụng que hàn có hàm lượng Mn cao (với kim loại có thành phần S
cao)
Nguyên nhân 2
- Tỉ lệ chiều cao và chiều rộng mối
hàn không hợp lý làm ảnh hưởng đến quá trình đông đặc của kim loại.
- Hình dáng lớp hàn lót (góc vát mép α, chiều rộng lớp lót R,
Giải pháp :
Thay đổi thiết kế mối hàn, Kiểm soát độ ngấu
Nguyên nhân 3
- Hình dạng bề mặt lõm của mối hàn gây nứt
trong quá trình đông đặc
Giải Pháp :
Giảm dòng hàn
Giảm áp hàn
Thay khí bảo vệ
Thay đổi vị trí hàn
Nứt Nóng :
• Nguyên nhân 1 : các thành phần tạp chất có
nhiệt độ nóng chảy và đông đặc khác nhau tập trung vào đường tâm mối hàn
• Nguyên nhân 2 : thiết kế mối hàn chưa hợp
lý
• Nguyên nhân 3 : biên dạng profile của mối
hàn, các thông số hàn chưa hợp lý
Nứt
Nguội
• Nguyên nhân :
- Trong thành phần mối hàn có chứa khí Hydro
- Ứng suất trong lòng mối hàn
- Cơ tính vật liệu
- Kiểm soát hàm lượng khí Hydro trong mối hàn
- Gia nhiệt trước khi hàn
- Tăng nhiệt lượng cho mối hàn
- Chia mối hàn thành nhiều lớp
- Tăng thời gian nghỉ giữa các lớp hàn
- Làm nguội chậm
- Gia nhiệt sau khi hàn
• Kiểm soát ứng suất trong lòng mối hàn
- Lựa chọn kim loại bù phù hợp
- Thiết kế mối hàn hợp lý
- Gia nhiệt, kiểm soát nhiệt lượng
• Cơ tính vật liệu hàn Tân Thành
- Chọn vật liệu có tính hàn cao, tính tôi và
hóa cứng thấp
- Gia nhiệt, kiểm soát nhiệt lượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét